banner
Chủ nhật, ngày 22 tháng 12 năm 2024
Họp chuyên đề Lâm nghiệp tháng 3 năm 2023
11-6-2023
 
Quang cảnh phiên họp
Thời gian qua, Ban Chỉ đạo tỉnh thường xuyên triển khai tăng cường công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng, qua đó đã nâng cao tính chủ động trong công tác QLBVPTR, tăng cường năng lực lãnh đạo, điều hành xử lý các tình huống vi phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp xảy ra tại địa phương.
Các địa phương, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh đã thường xuyên quan tâm triển khai các nội dung liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Trong tháng trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 03 vụ cháy rừng. Ngoài ra, có một số đám cháy đã được phát hiện sớm, dập tắt kịp thời không có thiệt hại người và tài nguyên rừng.
Trong tháng 3/2023, trên địa bàn toàn tỉnh phát hiện 03 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp; tổng khối lượng gỗ vi phạm 40,406 m3 gỗ tròn, quy tròn các loại, diện tích thiệt hại 2,117 ha. Đến ngày 15/3/2023, trên địa bàn toàn tỉnh phát hiện 10 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp; tổng khối lượng gỗ vi phạm 43,074 m3 gỗ tròn, quy tròn các loại, diện tích thiệt hại 2,183 ha. So với cùng kỳ năm 2022, số vụ giảm 18 vụ (tương ứng 64%); diện tích thiệt hại giảm 28,35 ha (tương ứng 93%); khối lượng gỗ vi phạm giảm 45,52 m3 gỗ các loại (tương ứng 51,4 %).
Trong tháng 3/2023, toàn tỉnh đã thực hiện khoán bảo vệ rừng 132.435,7 ha; chăm sóc rừng 373,97 ha; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 1.048,64 ha; khai thác gỗ rừng trồng 9.719,25 m3. Đến nay UBND tỉnh đã giao chỉ tiêu trồng rừng, trồng dược liệu, trồng cây phân tán năm 2023 cho các đơn vị, địa phương (Trong đó: Trồng rừng 4.000 ha; 500 ha Sâm Ngọc linh; 900 ha Dược liệu khác; 598.800 cây phân tán). Theo đó, các đơn vị, địa phương đã chủ động trong triển khai thực hiện (rà soát đất đai, lập dự án, chuẩn bị nguồn giống..; vận động người dân đăng ký trồng rừng, dược liệu, cây phân tán năm 2023).
Tại phiên họp, các đại biểu đã đánh giá những thuận lợi, khó khăn, những kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác trồng rừng, chăm sóc rừng; công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát hiện và xử lý các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Đề nghị UBND tỉnh có chính sách đặc thù trong công tác trồng rừng; hàng năm tổ chức diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng để nâng cao kỹ năng chữa cháy; cơ chế chính sách cho người bảo vệ rừng...
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận phiên họp
Kết luận phiên họp, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhân những kết quả đạt được trong hoạt động Lâm nghiệp trong tháng. Đồng thời cũng đã chỉ ra những hạn chế cần sớm khắc phục trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển, như: Tình trạng vi phạm Luật lâm nghiệp còn xảy; tình trạng cháy rừng vẫn còn; công tác chuẩn bị trồng rừng cho năm 2023 còn chậm; công tác khắc phục các diện tích rừng trồng chưa được triển khai quyết liệt và có kế hoạch rõ ràng...
Để khắc phục các hạn chế, yếu kém và tiếp tục phát huy những kết quả tích cực đã đạt được trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đồng chí đề nghị các Sở, ban ngành, UBND huyện, thành phố, các đơn vị chủ rừng tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh về công tác lâm nghiệp, nhất là đối với các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý bảo vệ rừng, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về công tác quản lý bảo vệ rừng. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý nghiêm trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm.
Thực hiện tốt các bước chuẩn bị cho công tác trồng rừng, trồng cây phân tán theo chỉ tiêu được giao năm 2023. Đồng thời làm tốt việc lựa chọn loài cây trồng rừng và kiểm soát, chuẩn bị nguồn giống phục vụ trồng rừng, dược liệu, cây phân tán; hướng dẫn quy trình kỹ thuật, thời vụ trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ, phòng trừ sâu bệnh hại rừng trồng nhằm hạn chế thấp nhất tỷ lệ rừng trồng sống đạt thấp.
Huy động các nguồn lực thực hiện chăm sóc, phát dọn thực bì, thu gom vật liệu cháy, bổ sung hệ thống cảnh báo cháy rừng, cấm chăn thả gia súc, cấm sản xuất nương rẫy... tại các khu vực rừng đang trong thời kỳ chăm sóc và các khu vực rừng có nguy cơ cháy cao nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Bố trí lực lượng trực phòng cháy chữa cháy rừng theo quy định; tăng cường tuần tra, kiểm tra, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng./.
Lê Hằng
Công Ty TNHH Một Thành Viên Lâm Nghiệp Kon Plông
Số lượt xem:120
Bài viết liên quan:

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP KON PLÔNG,TỈNH KON TUM
Cơ quan chủ quản:  Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Kon Plông.
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Văn Hải - Giám đốc.
Địa chỉ: Tổ dân phố 2, thị trấn Măng Đen, tỉnh Kon Tum; Email: congtylamnghiepkonplong@gmail.com.
Bản quyền thuộc về  Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

 

2608 Tổng số người truy cập: 3 Số người online:
TNC Phát triển: